• Đại hội Chi đoàn Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương lần thứ IX
  • Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam - Thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao Động
  • Hội thi nấu ăn mừng Đảng mùng Xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Dấu ấn lịch sử từ Bình An xưa đến Bình Dương nay qua tài liệu lưu trữ
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến thủ tục Cấp bản sao và Chứng thực tài liệu lưu trữ
  • Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023)
  • Trung tâm lưu trữ tập trung tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển, xây dựng thành phố thông minh
  • Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ, Về công tác văn thư
Thống kê
Số người đang truy cập:
Liên kết website





GIỚI THIỆU

Thứ Ba, ngày 31/01/2023

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Dương

        VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

        1. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nội vụ. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, số lượng người làm việc và hoạt động của Sở Nội vụ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

        2. Trung tâm có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh; tổ chức thực hiện các hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; cung cấp dịch vụ công về lưu trữ.

        NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

        Trung tâm giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

        1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình dài hạn, hàng năm về tài liệu lưu trữ trình Giám đốc Sở Nội vụ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt.

        2. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và danh mục tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.

        3. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh.

        4. Tổ chức thực hiện kế hoạch sưu tầm, thu thập hồ sơ, tài liệu dài hạn, định kỳ hàng năm.

        5. Tổ chức thực hiện việc chỉnh lý tài liệu lưu trữ; xác định giá trị tài liệu; sắp xếp các phông lưu trữ; hủy tài liệu hết giá trị đang bảo quản tại Trung tâm.

        6. Tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản, bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh.

        7. Tổ chức thực hiện công tác tu bổ, phục chế, bảo hiểm, giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử.

        8. Xây dựng công cụ tra cứu, quản lý tài liệu lưu trữ; số hóa và quản lý tài liệu lưu trữ số, tài liệu điện tử thuộc phạm vi quản lý.

        9. Tổ chức thực hiện việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật, bao gồm: Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ; triển lãm tài liệu lưu trữ, biên soạn và xuất bản ấn phẩm từ tài liệu lưu trữ; tổ chức phục vụ độc giả tại phòng đọc, cấp chứng thực tài liệu lưu trữ, bản sao tài liệu lưu trữ...

        10. Thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật.

        11. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động lưu trữ.

        12. Quản lý về tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, tài chính, tài sản được giao và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

        13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nội vụ giao.

 

Tin khác